Viral Marketing - Chia sẻ thực tiễn
Viral Marketing là gì?
Khi mạng xã hội và digital marketing trở nên phổ biến, viral marketing luôn được nhắc đến như một phương pháp tăng trưởng bùng nổ với các doanh nghiệp kinh doanh online. Tuy nhiên, khác với sự lầm tưởng của nhiều người viral marketing không chỉ dừng lại ở các sản phẩm kinh doanh online mà còn cho tất cả các loại sản phẩm khác. Trải nghiệm của người dùng không chỉ dừng lại ở môi trường số, một doanh nghiệp cần đảm bảo hiệu ứng lan truyền hiệu quả cả ở kênh online và offline.
Viral marketing cần được hiểu là một phương pháp marketing tạo được một vòng lặp khép kín và thúc đẩy sự lan truyền từ chính người dùng.
!Một trong những hiểu lầm phổ biến trong cộng đồng marketing về Viral Marketing là không hiểu về bản chất cách thức vận hành, không tạo được vòng lặp chuyển đổi mà chỉ đưa ra các chỉ số đánh giá không có nhiều ý nghĩa thực tế với doanh nghiệp.
Cách viral marketing hoạt động trong thực tế:
Thiết kế độc đáo (trong môi trường online hoặc offline) của sản phẩm tạo ấn tượng mạnh. Định vị của sản phẩm được thể hiện rõ ràng và gần gũi.
Thiết kế phải tạo được sự liên tưởng, liên kết với sản phẩm và giá trị sản phẩm đó đem lại.
Một lượng nhỏ những người trông thấy sản phẩm sẽ quan tâm về giá trị mà sản phẩm đem lại và sử dụng. Những người xung quanh sẽ trông thấy sản phẩm và việc sử dụng thực tế và chu kỳ vòng lặp lại bắt đầu.
Các case sử dụng Viral marketing kinh điển:
Thiết kế sản phẩm với hình dạng độc đáo đã thúc đẩy sự phát triển của Square, Bird và Juul.
1) Square (Hình vuông)
Thiết bị đọc thẻ tín dụng của công ty Square khi ra mắt, có thể được cắm trực tiếp vào iPhone hoặc iPad, có thiết kế đặc biệt với hình vuông tạo sự liên tưởng mạnh mẽ đến thương hiệu của công ty. Khác các thiết bị thanh toán trước đây, chủ yếu được phát triển bởi các công ty phần cứng và phần mềm vô danh, bất kỳ ai khi ra tiệm thu ngân thời điểm đó sẽ ngay lập tức chú ý tới thiết bị nhỏ bé nhưng vô cùng tiện lợi của Square. Một phần nhỏ trong số những người thanh toán là chủ doanh nghiệp nhỏ và họ có nhu cầu sử dụng thiết bị tương tự. Những người chủ doanh nghiệp đó sử dụng Square và một vòng lặp mới được tạo ra.
Thành lập vào 2009, sau 10 năm, Square đã trở thành một con quái vật trong ngành tài chính với giá trị trên 30 tỷ USD. Và sự thành công của Square bắt đầu từ thiết kế của sản phẩm.
2) Bird (Con Chim)
Khi Bird ra mắt, hầu hết mọi người chưa từng thấy hình dạng có phần kỳ lạ này trên đường. Tưởng chừng là một món đồ chơi cho thanh thiếu niên, nhưng Bird lại là một phương tiện cá nhân hiệu quả. Mọi người rất chú ý tới phương tiện đi lại mới này khi ra mắt và rất nhiều người có nhu cầu di chuyển những đoạn đường ngắn và muốn thử nghiệm. Điều này dần tạo nên một hiện tượng xã hội mới. Ngược lại, rất nhiều các công ty theo mô hình chia sẻ ở thời điểm đó thất bại. Điều này có thể được lý giải là các công ty đó đã thất bại trong việc tạo ra sự lan tỏa cần thiết với những nỗ lực marketing không hiệu quả.
Bird đã trở thành một trong những kỳ lân nhanh nhất trong lịch sử từ 2017 đến đầu 2021. Chỉ vài ngày trước, Bird vừa đệ đơn xin phá sản do một loạt các vấn đề sử dụng nguồn lực không hiệu quả. Tuy nhiên thành công của Bird trong việc tạo ra một sản phẩm viral đã trở thành case study kinh điển.
3) Thuốc lá điện tử Juul
Hiện nay thuốc lá điện tử đã trở nên rất phổ biến và đã có một thời gian dài tạo thành xu hướng mới. Tất nhiên, điều này một phần có thể được coi là vì việc nicotine gây nghiện. Nhưng vì sao Juul lại thắng thế trước các sản phẩm tương tự? Chiếm tới 72% thị phần vào năm 2018 trong khi chưa đầy 3 năm tuổi? NJoy, công ty sản xuất thuốc lá điện tử, đối thủ của Juul lại có mặt trước tận 10 năm trên thị trường. Để lý giải, thành công của Juul chỉ có thể từ thiết kế đi ngược lại xu hướng. Trong khi các sản phẩm trên thị trường cố gắng càng giống thuốc lá thật càng tốt thì Juul lại tạo ra một thiết kế hoàn toàn mới trông giống như thiết bị điện tử hiện đại. Juul đã tạo được hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ.
Các nhà sáng lập của Juul đã bán 35% công ty với giá 12.8 tỷ dollar ngay sau khi đạt thành công của mình vào cuối năm 2018.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp hay sản phẩm nào cũng có thể tìm kiếm được những thiết kế sản phẩm độc đáo 1 cách dễ dàng. Đặc biệt là các doanh nghiệp B2B và những ngành hàng đặc thù hơn. Vậy Viral marketing chỉ phù hợp với các sản phẩm B2C thôi sao? Câu trả lời là không. Những chia sẻ tiếp theo có thể khiến độc giả bất ngờ.
4) Intel
Intel từ những năm đầu của mình đã sử dụng Viral marketing nhưng dưới một tên gọi khác, ingredient marketing hay còn gọi là marketing nguyên liệu. Để tạo ra sự bùng nổ trong hoạt động kinh doanh ở thời điểm lúc đó, Intel đã hợp tác để gắn tem của mình lên các sản phẩm cuối. Khi người dùng nhìn thấy và dần nhận thức được sự khác biệt giữa các sản phẩm có sử dụng chip của Intel nhất là cộng động giới công nghệ và những người trẻ thời bấy giờ, nhu cầu cho sản phẩm có gắn tem của Intel ngày một tăng. Chính điều này tạo một áp lực vô hình lên các đơn vị phân phối và cuối cùng là các nhà sản xuất máy tính khác đều lựa chọn Intel là nhà cung cấp linh kiện cho mình.
Sự thành công của Intel phá bỏ đi quan niệm sai lầm khá phổ biến là công ty B2B hay những công ty trong mắt xích chuỗi giá trị không cần tốn nguồn lực xây dựng thương hiệu trong mắt người dùng cuối.
Simon Curry, Partner của ZenGlobal, cựu GM của tập đoàn Intel phụ trách cung cấp dịch vụ truyền thông và marketing. Với 30 năm kinh nghiệm về marketing, viễn thông, công nghệ và khởi nghiệp công nghệ Simon đã làm việc với các khách hàng tiêu biểu như Allegro, Cisco, Huawei, Seven Media, ZTE, Ericsson, Huawei, Nokia, Motorola, MIPS, NCR, Nixdorf/Siemens, Oracle Corporation, Sun Microsystems và các nhà mạng quốc tế lớn như British Telecom, France Telecom, Telecom Italia và Vodafone.
Tại Việt Nam, nhận thấy mặc dù nhu cầu marketing và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp rất lớn, nhưng lại thiếu sự bài bản, năng lực thực thi cốt lõi, quá tập trung vào một số thủ thuật marketing ngắn hạn, Simon mong muốn giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể xây dựng thương hiệu một cách bài bản và có thể nâng tầm thương hiệu ra quốc tế. Cách tiếp cận của ZenGlobal không chỉ dừng lại ở tư vấn lý thuyết, có tính học thuật mà bao gồm cả việc triển khai ra kết quả và giá trị cuối cho doanh nghiệp..