top of page

Biên độ lợi nhuận gộp và sự thật đằng sau đổ vỡ của các công ty công nghệ

Định giá cao của dù chưa từng tạo ra lợi nhuận; đổ vỡ ngay sau khi được dư luận quốc tế đánh giá thành công? Hàng loạt nhà đầu tư mất trắng tạo ra mùa đông tài chính cùng làn sóng sa thải trong ngành công nghệ đang là những gì mà nền kinh tế thế giới đang gặp phải.


Tech & Tech-Enabled


Sự thật là các startup phát triển phần mềm không bao giờ phải lo lắng về lợi nhuận gộp (gross profit) cho đến khi ứng dụng của công nghệ đã đi quá sâu vào hoạt động kinh doanh thực tế. Lợi nhuận gộp chỉ trở thành một vấn đề đáng được chú ý khi phần mềm kết hợp với các sản phẩm/ dịch vụ ở môi trường tương tác vật lý tạo ra các mô hình kinh doanh mới được hỗ trợ bởi công nghệ.


Sự kết hợp này tạo ra một loại hình doanh nghiệp mới được gọi là các công ty kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ (tech-enabled company). Do bản chất vận hành và kinh doanh của hai loại hình này rất khác biệt, nhưng những khái niệm này hầu hết không được rõ ràng với phần đông những nhà đầu tư hay chính bản thân các start-up thời bấy giờ (và cả bây giờ) khiến cho rất nhiều doanh nghiệp được đánh giá không chính xác.


Trước khi sáng lập ra ZenGlobal, chúng tôi đã sáng lập các doanh nghiệp và kinh doanh ở cả hai loại hình này và hi vọng những chia sẻ này có thể giúp độc giả có góc nhìn mới về loại các hình kinh doanh này.

Trên thực tế, có thể coi các doanh nghiệp phần mềm thuần túy có lợi nhuận gộp hoàn hảo. Chi phí chính là việc phát triển ra phiên bản phần mềm đầu tiên; trong khi các bản sao sau này được khai thác gần như miễn phí. Một trong những người đầu tiên nhận ra điều này và sau này trở thành người giàu nhất thế giới là Bill Gates. Gate thấy có thể bán các phần mềm của mình hàng loạt với giá rất rẻ và thu một khoản lợi nhuận khổng lồ.


Khi điện toán đám mây phát triển và phổ biến, mọi chuyện cũng không có gì khác lạ cả. Hầu hết chi phí sản xuất vẫn là chi phí chủ đạo. Phát triển sản phẩm để bán được cho những người dùng đầu tiên được coi là mục tiêu cốt lõi. Mọi bản sao hay các mô hình kinh doanh qua đăng ký tài khoản, trả phí theo thời gian thực chất gần như miễn phí trên môi trường số ngoài một phần chi phí nhỏ cho việc hosting. Dần dần các mô hình kinh doanh mới được hình thành như subcriptions, free trial, freemium dần phổ biến và tạo.


Chính vì sự đơn giản và hiệu quả trong mô hình kinh doanh này, các startup công nghệ thường không cần có năng lực mạnh trong hoạt động vận hành hay tài chính, kế toán. Những doanh nghiệp này, sau khi đã phát triển xong sản phẩm, thường không để tâm tới chỉ số quản trị doanh nghiệp hay quản trị tài chính thông thường. Họ thường chỉ quan tâm mình, còn lại bao nhiêu tiền sau khi phát triển, tỉ lệ đốt tiền để tăng trưởng (burn rate) và doanh nghiệp bao giờ cần gọi vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh.


Tương tự như hoạt động tài chính, kế toán, hoạt động vận hành thường bị bỏ quên. Công ty phát triển phần mềm thường không hoạt động tối ưu như vẻ ngoài họ tạo ra. Các công ty này thường tiêu xài cực kỳ phung phí. Mức lương cao khủng khiếp, các phúc lợi cho nhân viên một cách xa hoa và phóng túng và hàng loạt các chi tiêu tưởng chừng như phi lý khác lại được coi là bình thường ở các công ty công nghệ này. Điều này đã diễn ra một thời gian rất dài, từ trước những năm 2000. Các công ty này thường có những chính sách kỳ quặc và không bao giờ được khuyến khích bắt trước như: không bao giờ sa thải nhân viên vì bất kỳ lý do gì. Miễn là có biên độ lợi nhuận cao thì mọi thứ khác đều không phải vấn đề lớn.


!Lưu ý: các công ty công nghệ (tech hoặc tech enable) bản chất khác hoàn toàn với các công ty outsource hay gia công phần mềm. Ở Việt Nam, các công ty gia công lớn luôn tự nhận mình là công ty công nghệ tạo ra sự sai lầm về định nghĩa.

Nhưng khi phần mềm bắt đầu thâm nhập sâu vào các mô hình kinh doanh, mọi thứ đã thay đổi. Phần mềm được phát triển giờ đây chỉ được coi là một thành phần của dịch vụ được cung cấp. Ứng dụng phần mềm có thể tạo sự đột phá nhưng lại không còn chiếm vị trí chủ đạo trong hệ thống tài chính, kế toán và vận hành doanh nghiệp. Các công ty kinh doanh ứng dụng công nghệ thực ra lại thường có chi phí cấu thành sản phẩm (COGS) rất cao. (Ví dụ tiền thuê mặt bằng của các công ty working space như WeWork; 60-70% chi phí cho tài xế của các công ty như Uber, Grab...).


Các công ty kinh doanh ứng dụng công nghệ này có cấu trúc chi phí tương tự như các công ty mà chúng đang cạnh tranh nhưng lại vẫn suy nghĩ mình giống như các công ty phần mềm thuần túy. Điều này cũng tạo ra những động lực phát triển, sáng tạo các ứng dụng mới nhưng lại cực kỳ xấu trong công tác quản trị, vận hành doanh nghiệp.


Các công ty kinh doanh ứng dụng công nghệ này thường cố gắng lấp liếm năng lực quản trị, vận hành của mình bằng các chỉ số tăng trưởng, khả năng chiếm lĩnh thị trưởng các việc đốt tiền bất chấp tỉ lệ đốt để chuyển đổi quá cao (burn rate multiple) - gấp 4 đến 5 lần. Và rồi họ đem những con số tăng trưởng này đến gặp nhà đầu tư của mình với một dụng ý khác. Họ không còn kinh doanh ứng dụng công nghệ nữa mà tìm cách rút tiền của nhà đầu tư vào mục đích cá nhân. Các C-Level cố gắng tạo ra những bức tranh đẹp lung linh, profile của doanh nghiệp đang tăng trưởng mạnh cùng đội ngũ vận hành chuyên nghiệp hòng cố gắng để giữ mức thu nhập cao phi lý của mình.


Tăng trưởng quả thật giải quyết nhiều vấn đề của một doanh nghiệp, nhưng biên độ lợi nhuận trên mỗi giao dịch thành công lại không phải là một trong số đó. Với mỗi giao dịch, doanh nghiệp mất 1 lượng tiền, càng tăng trưởng, càng nhiều doanh thu thì doanh nghiệp đó càng mất nhiều tiền theo cấp số nhân.


Tăng trưởng giải quyết nhiều vấn đề nhưng không cải thiện biên độ lợi nhuận trên mỗi giao dịch thành công.

Và hệ quả của nó dang diễn ra. Thị trường đang phải điều tiết lại, các doanh nghiệp công nghệ đã buộc phải cố gắng sửa chữa bằng cách đánh giá lại năng lực vận hành của mình, tính toán lại cấu trúc chi phí và cắt giảm các khoản chi tiêu vô lý trước đây. Việc định giá doanh nghiệp cũng được tính toán chính xác và khách quan hơn, các chỉ số đo lường của một doanh nghiệp kinh doanh ứng dụng công nghệ đã được sử dụng. Khi nhìn thấy rõ hiệu quả kinh tế của các khoản đầu tư, hàng loạt nhà đầu tư, ngân hàng đã quyết định thoái vốn và rời khỏi thị trường.


Bài học với các công ty kinh doanh ứng dụng công nghệ


1) Phân bổ chi phí cụ thể ngay từ đầu giống những công ty trong cùng lĩnh vực kinh doanh.


Việc phân bổ chi phí không phải là một điều dễ dàng, nhất là với một doanh nghiệp còn quá non trẻ và thường không có kinh nghiệm tài chính. Doanh nghiệp buộc phải lên các giả định, kịch bản kinh doanh và thử nghiệm, xác minh con số này trước khi mở rộng.


Xác định chi phí chìm (sunk cost), chi phí cố định, chi phí, chi phí biến động theo quy mô là những chi phí tối thiểu cần phải đưa vào giả định tính toán. Mọi quyết định về nâng cấp, cải tiến, hoặc dự định mở rộng hoạt động kinh doanh cần được hệ thống hóa, quy trình hóa, tuân thủ các tiêu chuẩn quản trị.


2) Định giá.


Các công ty công nghệ truyền thống thường không quá đặt nặng vấn đề định giá, miễn là khách hàng chịu trả tiền mua phần mềm mới. Họ sẽ thường tìm cách nâng giá theo thời gian sau này bằng cách tạo ra các phiên bản nâng cấp làm cái cớ để tăng giá 1 cách đáng kể.


Nhưng các công ty kinh doanh ứng dụng công nghệ thì không thể làm tương tự. Hãy hình dung 1 doanh nghiệp bán 1 tờ 500 nghìn đồng với giá 490 nghìn và doanh thu đang tăng phi mã. Nhưng khi cố bán với giá 510 nghìn đồng thì doanh thu lập tức về 0.


Nếu điều này nghe có vẻ quen quen, thì đây chính là câu chuyện của các công ty như Grab, Beamin hay Bee ở Việt Nam. Còn khuyến mại là còn người dùng.


Các doanh nghiệp kinh doanh ứng dụng công nghệ đang tạm thời sử dụng tiền của các quỹ đầu tư (Venture Capital) để bù đắp cho các khoản lỗ khổng lồ này. Khác với sự tự tin vào tương lai không có căn cứ từ các nhà đầu tư và đám đông, chính những lãnh đạo của các công ty này lại là những người luôn lo lắng nhất cho chất lượng sản phẩm và quy mô thị trường thực tế. Liệu doanh nghiệp có thể thực sự phát triển bền vững nếu tăng giá sản phẩm hay dịch vụ của mình?


Khi còn vận hành công ty kinh doanh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực quảng cáo, chúng tôi - những người sáng lập ZenGlobal - đã luôn cố gắng chứng minh ngay từ đầu rằng với mỗi một giao dịch thành công, sau khi trừ hết tất cả chi phí thì ít nhất cũng phải hòa vốn. Sau đó, chúng tôi sẽ tìm cách cải thiện theo thời gian, với hiệu quả vận hành theo quy mô lớn hơn. Đó là cách bền vững nhất chúng tôi có thể làm để tăng trưởng và mở rộng đến hơn 200 nhân sự sau 3 năm.

Lưu ý: Cũng giống như các công ty công nghệ, giai đoạn đầu phát triển sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền. Nhưng câu hỏi cần phải đặt ra là tiền đang tiêu đi đâu? Tất cả những công ty khi khởi đầu đều thế (trừ các công ty khởi nghiệp 0 đồng - bootstrapped startup) và có thể chấp nhận được. Nhưng điều không thể chấp nhận được là việc tiêu tốn tiền trên mỗi một giao dịch thành công.


Cả công ty có thể lỗ nhưng không được lỗ trên mỗi một giao dịch thành công.

3) Ưu tiên giải quyết các vấn đề vận hành, kinh doanh và tạo một văn hóa doanh nghiệp coi trọng hiệu quả ngay từ khi bắt đầu. Đảm bảo khả năng lặp đi lặp lại sự thành công 1 giao dịch trước khi mở rộng hoạt động kinh doanh là điều cần thiết. Điều này cũng đúng khi mở rộng hoạt động kinh doanh sang 1 lĩnh vực hoặc vùng lãnh thổ kinh tế mới.


Cố gắng thay đổi cơ cấu kinh doanh hoặc văn hóa của một doanh nghiệp cỡ lớn gần như là bất khả thi. Xây dựng một mô hình có thể nhân rộng ngay từ khi bắt đầu là cách xây dựng một công ty bền vững.

Áp lực cạnh tranh luôn khiến cho các chủ doanh nghiệp cảm thấy họ phải luôn mở rộng (dù doanh nghiệp chưa thực sự sẵn sàng). Điều này đúng ở mọi ngành nghề và lĩnh vực. Cảm giác mà mọi chủ doanh nghiệp luôn cảm thấy đó là không thể chờ mọi hệ thống, quy trình bài bản hết rồi mới tăng trưởng được và suy nghĩ này hoàn toàn phù hợp với thực tế


Ở các quốc gia phương Tây, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội và khả năng tiếp cận nguồn vốn sẽ cố gắng cân bằng cả khả năng ra thị trường lẫn tối ưu năng lực vận hành nội bộ. Tuy nhiên ở Việt Nam, doanh nghiệp rất khó có khả năng tiếp cận được nguồn vốn phù hợp. Đó là lý do vì sao trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam, bản năng sinh tồn ở các chủ doanh nghiệp thường đẩy lên rất cao. Doanh nghiệp buộc phải sống đã, rồi tính tiếp.


ZenGlobal cung cấp dịch vụ gọi vốn/dàn xếp vốn cho doanh nghiệp Việt Nam để vươn tầm quốc tế. Liên lạc với ZenGlobal để tìm hiểu thêm.

Tuy nhiên việc tiếp cận với nguồn vốn một cách dễ dàng đã tạo ra hàng loạt những doanh nghiệp mượn bóng công ty công nghệ, thổi phồng sự tăng trưởng của mình một cách phi lý để chiếm đoạn tài sản từ các nhà đầu tư. Nhưng giờ mùa đông đã tới. Mọi doanh nghiệp muốn tiếp cận vốn sẽ buộc phải đi con đường chông gai hơn hay nói cách khác phải đảm bảo tạo ra lợi nhuận sớm hoặc ít nhất là một kế hoạch kinh doanh khả thi.


Thành thực mà nói thì đây là một kết quả tốt cho thị trường hoặc với những chủ doanh nghiệp làm thật.


Nhận thấy doanh nghiệp của mình cần phải được tổ chức lại một cách hệ thống? Các quy trình cần phải được xây dựng nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Luôn cảm thấy quá sức để làm mọi thứ một mình? Đã tốn quá nhiều chi phí cho các công ty "tư vấn chuyên nghiệp" chỉ để nghe họ nói và đưa Powerpoint và không có kết quả thực tiễn triển khai? Các công ty phát triển phần mềm thì cần chi phí quá cao trong khi sản phẩm không linh hoạt, không thiết kế riêng cho doanh nghiệp và không làm chủ công nghệ? Muốn có đối tác cho tay vào việc? Hãy tham khảo những gì ZenGlobal cung cấp.

ZenGlobal | Dịch vụ | Xem thêm Blog

ZenGlobal giúp các doanh nghiệp ở mọi quy mô và lĩnh vực hệ thống hóa hoạt động quản trị và kinh doanh. Cách tiếp cận của ZenGlobal là ứng dụng các công nghệ phù hợp nhất để hiện thực hóa chiến lược và số hóa toàn bộ hoạt động vận hành kinh doanh của doanh nghiệp để tạo giá trị lớn nhất cho doanh nghiệp. Ba nghìn cẩm nang làm việc, hệ thống, quy trình, công cụ số hóa đáp, ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới như PDMA, ANA, ProBOK, ISO27001, đang được sử dụng rộng rãi bởi hơn 250,000 tổ chức trong nước và quốc tế, những con người giàu trải nghiệm và năng lực thực hiện là những gì ZenGlobal đem đến cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.

ClickUp Việt Nam
Vận hành Công nghệ Quản trị

Biên độ lợi nhuận gộp và sự thật đằng sau đổ vỡ của các công ty công nghệ

Tác giả

David Sacks

December 27, 2023

2 phút

Questions? Comments? Just contact ZenGlobal for support

Similar Articles

Receive the latest Z-Blogs Newsletter updates.

Thanks for submitting!

  • Facebook
  • LinkedIn
  • YouTube
bottom of page